1. Cháy do con người gây nên:
-Do sơ suất, bất cẩn gây cháy, thiếu kiến thức PCCC.
- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.
-Đốt phá do tư thù cá nhân, đốt để phi tang dấu vết, đốt để phá hoại.
2. Do thiên tai:
-Do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.
-Bão lụt cũng gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy.
3. Do tự cháy:
Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số chất kiềm như Na, Ca,... khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.
Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy...
Hàng năm cả nước ta xảy ra hàng ngàn vụ cháy, làm hàng trăm người chết, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, để lại hậu quả nặng nề cho đời sống xã hội.
Khi phát hiện cháy bạn cần làm:
1.Báo động cháy (ấn chuông báo cháy, tri hô)
2. Cắt điện khu vực cháy
3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp qua số 114.
6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
7. Hướng dẫn xe chữa cháy lối vào, nơi lấy nguồn nước chữa cháy khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tới hỗ trợ.
8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt đám cháy.
10. Kỹ năng thoát hiểm khỏi đám cháy:
- Quan sát xung quanh để theo hướng thoát hiểm của đèn Exit để thoát ra ngoài.
- Nếu có nhiều khói thì dùng khăn ướt che mũi miệng để tránh hít phải khói độc,
và khom thấp người, men theo tường tìm cửa thoát ra ngoài.
- Nếu phải băng qua đám lửa thì dùng chăn mền ướt quấn quanh người.
- Nếu lửa cháy quần áo, cần ngưng chuyển động, che mặt lại, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi dập tắt lửa.
11. Kể tên các phương tiện PCCC tại khu nghỉ.
- Hệ thống báo cháy tự động: có tủ báo cháy trung tâm, đầu báo cháy, nút ấn chuông, thiết bị truyền tin cảnh báo cháy.
- Hệ thống chữa cháy: trạm bơm chữa cháy tự động, họng nước chữa cháy ngoài trời kèm lăng vòi, bình chữa, đèn chiếu sang sự cố.
- Hệ thống thoát hiểm: đèn Exit chỉ lối thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm.
- Hệ thống biển báo PCCC: bảng nội quy, bảng tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc.
- Công cụ dụng cụ cứu nạn cứu hộ: trang phục chữa cháy, cán cứu thương, mặt nạ phòng khói độc...
12. Cách sử dụng bình chữa cháy.
NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
KHU VỰC VĂN PHÒNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số: ……. ngày ……tháng ……. năm 20…… của Giám đốc Công ty ... )
Điều 1: Cấm dùng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong và xung quanh khu vực văn phòng Công ty.
Điều 2: Đồ dùng, thiết bị, vật tư trong phòng phải để gọn gàng, ngăn nắp, cách xa thiết bị điện ít nhất 0,5 m, đảm bảo lối đi lại và thoát nạn.
Điều 3: Không tự ý sửa chữa, đấu mắc thêm thiết bị điện. Hệ thống điện hư hỏng hoặc có những dấu hiệu bất thường phải báo kịp thời cho người có trách nhiệm sửa chữa thay thế.
Điều 4: Phải kiểm tra lần cuối cùng, cắt điện, đóng cửa trước khi ra khỏi phòng làm việc
Điều 5: Các phương tiện chữa cháy phải thường xuyên được kiểm tra, lau chùi bảo quản, không mang đi làm việc khác.
Điều 6: Khi phát hiện có cháy phải dùng phương tiện chữa cháy dập tắt. Kịp thời thông báo cho mọi người có cháy.
Điều 7: Mọi người phải nghiêm túc thực hiện nội quy PCCC. Ai vi phạm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của Công ty.
GIÁM ĐỐC
5